SONTUNGCOFFEE - CÀ PHÊ SƠN TÙNG Xin kính chào Quý Khách!

VN đã có cà phê chồn? Kỳ 2: Cà phê, một thức uống quý tộc.



Cà phê, thức uống của giới quý tộc

Khi ngồi nhâm nhi thưởng thức ly cà phê có bao giờ bạn biết được rằng : Mới cách đây vài thế kỷ, ở châu Âu chỉ những người giàu có như giới quý tộc hay nhà buôn mới có tiền để thưởng thức cà phê. Còn giới bình dân chỉ có trong mơ mới dám nghĩ đến việc uống một tách cà phê.


Nếu những giáo sĩ người Bồ Đào Nha đã có công đưa hạt cà phê về Châu Âu vào cuối thế kỷ XVI, như một thứ dược liệu thì từ trước đó 2 thế kỷ, những người đi buôn nô lệ đã có công đưa cây cà phê di thực từ cao nguyên Ethiopia về vùng Ả rập. Chính vùng đất Ả rập là nơi trồng và phát triển cây cà phê đầu tiên và cũng chính người Ả rập đã phát triển nó thành một thức uống. Thành phố cảng Mocha của Yemen, nơi có giống cà phê Mokka nổi tiếng hiện nay được ghi nhận là trung tâm giao dịch cà phê đầu tiên của thế giới.

Song song với việc nhận thức loại hạt này phải nướng cháy cho đến khi tỏa ra một mùi thơm lừng là việc rang hạt cà phê lên rồi xay nhỏ. Từ đó nấu thành một loại nước có màu nâu sẩm, để cho lắng bả hay lọc bỏ bả đi rồi mới uống được. Nhưng có ý kiến cho rằng cách thức pha chế của người Ethiopia có lẽ là cách thức cổ xưa nhất. Họ cho hạt cà phê vào một cái chảo sắt to và rang lên, sau đó được nghiền vụn ra hoặc cho vào cối giã. Chỗ hạt giã vụn đó được trộn với đường rồi cho vào trong một cái bình cao cổ có quai để nấu lên và đổ ra bát.

Đầu thế kỷ XVI những quán cà phê đầu tiên được mở ở Ba Tư, là nơi tụ họp bàn thảo trao đổi hàng hóa của các thương nhân trong vùng đế quốc Thổ. Họ vừa thưởng thức một loại đồ uống mới kỳ lạ vừa trò chuyện rôm rả mà không thấy chán. Nhưng phải đến khi người Hà Lan, với một đội thương thuyền hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ, vào đầu thế kỷ XVII, thức uống này mới trở thành hàng hóa được đưa từ thế giới Hồi giáo về Châu Âu và cây cà phê mới được đưa đi trồng khắp các vùng thuộc địa.
Những quán cà phê đàu tiên ở Ả Rập
Ban đầu việc mở các quán bán loại thức uống này ở Ý bị sự phản đối của nhà thờ, nhất là các giáo sĩ dòng Tên người Bồ vì họ cho rằng nó làm mê hoặc con người. Nhưng bất chấp, thức uống mới này có sức thu hút không gì cưỡng được và lần lượt các quán cà phê được mở khắp Châu Âu mà trước hết là ở các thành phố cảng có nhiều thương nhân hoạt động như Mác-xây, Li-vơ-pul, Rốt-xtéc-đam, Bờ-rê-men…rồi về sau mới lan ra khắp các thành phố lớn khác ở nhiều nước. Chiến tranh giữa Áo và Thổ Nhỉ Kỳ chấm dứt với chiến lợi phẩm là vài trăm bao cà phê được đưa về Viên đã làm cho thành phố này có các quán cà phê nổi tiếng bậc nhất Châu Âu hồi ấy. Và cũng nhanh chóng, quán cà phê đầu tiên của nước Mỹ đã được mở ở bang Bốt-xtông vào nửa sau thế kỷ XVII. Nhưng cùng với đội thuyền buôn hùng mạnh, Hà Lan mới trở thành nước thống trị ngành thương mại cà phê.

Sở dĩ cà phê được coi là một thức uống của giới quý tộc vì cũng như hồ tiêu được đưa về từ xứ Đông Ấn xa xôi theo những đoàn thuyền buôn hàng tháng, thậm chí hàng nửa năm trời mới về đến Châu Âu. Lúc này kênh đào Suez nối liền Địa Trung Hải với Ấn Độ dương chưa được mở ra. Thuyền buôn phải đi vòng qua Cap Town của Nam Phi nên hành trình trở nên rất xa xôi, tốn kém. Và cũng vì thế người Hà Lan đã di dân đến đây định cư, lập nên một cảng biển để cung cấp lương thực thực phẩm cho các đoàn thuyền buôn của nước mình là chủ yếu làm cho Cap Town trở nên sầm uất. Chỉ những người giàu có như giới quý tộc hay nhà buôn mới có tiền để thưởng thức cà phê vì khi về đến Châu Âu giá thành của hạt cà phê đã là rất cao. Nếu nữ hoàng Anh lấy hạt hồ tiêu xâu thành chuổi để đeo trước ngực như một món đồ trang sức đắt giá và thời thượng thì nhạc sí thiên tài Bít-tô-ven lại tỉ mỉ đếm từng hạt cà phê trước khi cho vào cối xay nhỏ để pha. Đối với giới bình dân thì chỉ có trong mơ mới dám nghĩ đến việc uống một tách cà phê.

Nếu không có những quán cà phê nổi tiếng của thành Viên thì nhân loại đã không có Kịch tác gia vĩ đại Uy-li-am Sếch-xpia với vở hài kịch đầy trí thông minh, vui nhộn “Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ” và thiên tình sử đầy nước mắt “Rô-mê-ô và Ju-li-et”. Nếu không có quán cà phê nổi tiếng của thành phố Kốp-bờ-len-dơ nằm trên ngã ba sông Ranh của “đế quốc La Mã thần thánh” thì Đại thi hào Gớt khó mà cho đời những vần thơ ngồn ngộn sức sống và kỳ diệu về con người… Và có thể nói một cách không ngoa rằng : nếu không có cà phê thì cả Châu Âu mãi mãi chìm đắm trong “Đêm trường Trung cổ”. Cà phê đã làm cho cả Châu Âu bừng tĩnh, đứng dậy trong ánh sánh chói lòa của nền văn minh cổ đại Hy Lạp để bước vào thời kỳ Phục Hưng mạnh mẽ trên đôi chân khổng lồ của nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa và của nền văn minh Khoa học kỹ thuật công nghiệp…

Còn được coi là thức uống của giới quý tộc vì cà phê có cách pha chế rất cầu kì, phức tạp. Cũng có thể nói một cách không ngoa là có bao nhiêu dân tộc trên thế giới thì có bấy nhiêu cách chế biến cà phê và có bao nhiêu đất nước thì có bấy nhiêu cách pha cà phê. Do có nhiều cách pha chế như vậy nên việc đánh giá, thưởng thức một tách cà phê là điều rất khó thực hiện vì không dựa trên một tiêu chí nào cả.
Cà phê Sơn Tùng, Sontungcoffee, cà phê ngon nhất Sài Gòn, cà phê sạch tốt nhất Tphcm
Cách uống phổ biến của người Việt Nam là cách pha cái nồi ngồi trên cái cốc, theo cách uống của người Pháp, gọi là cà phê phin. Còn cách chế thì phụ thuộc hoàn toàn vào các hãng sản xuất và thêm vào đó là cái gu của từng người. Có thể cho đường ít nhiều hoặc không ; có thể cho thêm sữa, ca cao hay lòng đỏ trứng đã được đánh thành kem…; có thể uống nóng hay cho thêm đá lạnh… Gần đây còn có thêm cách uống mới được gọi là bạc xỉu. Đó là lấy sữa đá hay nóng cho thêm một ít cà phê đã pha loãng vào.
Nhưng người Việt Nam biết đến cây cà phê từ lúc nào?
Nguyễn Vịnh
Cư Kuin, Đak Lak